Báo tăng BHXH là việc làm doanh nghiệp cần thực hiện khi có sự thay đổi thông tin tham gia đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Cụ thể khi doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động, người lao động đi làm lại sau khi nghỉ thai sản, nghỉ ốm… thì cần báo tăng BHXD. Ngay sau đây, vinaphone3g.com.vn sẽ cách báo tăng BHXH trên phần mềm VNPT. Theo dõi để thực hiện thành công nhé!
Cú pháp đăng ký 3G Vina giá rẻ tốc độ cao
Cách nạp tiền VinaPhone Online đơn giản
Cách gọi nội mạng Vina khuyến mãi giá rẻ
Cách Bó Tăng Bhxh Trên Phần Mềm Vnpt Thế Nào?
1. Hồ sơ cần chuẩn bị khi báo tăng BHXH trên VNPT
Để khai báo tăng mức đóng BHXH trên phần mềm VNPT người kê khai cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ quy định sau:
+ Hồ sơ của người lao động
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) – Tờ khai này chỉ dùng trong trường hợp người lao động chưa được cấp mã số và sổ BHXH hoặc không tra cứu được mã số BHXH.
- Giấy tờ chứng minh người lao động thuộc diện được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (nếu có).
+ Hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động (công ty/ doanh nghiệp)
- Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT).
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
*** Các mẫu TK1-TS, D01-TS, D02-LT đều có sẵn trong phần mềm BHXH VNPT. Khi thực hiện khai báo trên phần mềm, bạn chỉ cần nhập thông tin trực tiếp được hiển thị sẵn.
2. Cách báo tăng BHXH trên phần mềm VNPT
Cách báo tăng BHXH trên phần mềm VNPT có sự khác biệt giữa các trường hợp:
- Doanh nghiệp ký mới hợp đồng với người lao động.
- Người lao động đi làm sau khi nghỉ thai sản, nghỉ ốm đi làm lại.
- Người lao động xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên đi làm lại.
2.1 Báo tăng BHXH VNPT khi ký mới hợp đồng lao đồng
Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động mới với người lao động thì thực hiện khai báo tăng BHXH theo các bước sau:
- Bước 1: Điền thông tin khai tăng BHXH trên tờ khai D02 LT-TK1 (tờ khai D02-TK1 TS):
- Trước hết truy cập phần mềm BHXH VNPT và đăng nhập bằng tài khoản doanh nghiệp.
- Giao diện trang chủ hệ thống hiển thị ⇒ Chọn danh mục Lĩnh vực thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp ở cột bên trái màn hình ⇒ Chọn thủ tục 600 – Báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BNN.
- Giao diện hiển thị danh sách đợt kê khai của đơn vị ⇒ Nhấn chọn dòng hồ sơ hiển thị trạng thái Đang soạn thảo ⇒ Mở đợt kê khai (Trường hợp không thấy hồ sơ nào có trạng thái đang soạn thảo thì nhấn vào nút Tạo đợt mới).
- Hệ thống hiển thị mẫu tờ khai D02-LT, người kê khai điền thông tin báo tăng BHXH cho NLĐ theo 1 trong 2 trường hợp sau:
NLĐ cần báo tăng BHXH đã có thông tin trên phần mềm |
|
NLĐ chưa khai tăng BHXH trên phần mềm hoặc chưa có thông tin, chưa có mã số BHXH | Ngoài tờ khai D02-LT, người kê khai cần phải khai thêm thông tin thành viên hộ gia đình ở tab TK1-TS.
|
- Bước 2: Điền thông tin trên tờ khai D01-TS (Bảng kê thông tin về các giấy tờ kèm theo: Hợp đồng lao động/ Hợp đồng thử việc/ Quyết định bổ nhiệm công tác…; Bảng lương NLĐ (trong trường hợp bị truy thu do chậm báo tăng BHXH)).
- Trước tiên hãy mở tab Bảng kê hồ sơ (D01-TS).
- Bấm chọn Thêm dòng mới ⇒ Điền thông tin NLĐ, thông tin hồ sơ đi kèm theo quy định.
- Bổ sung Tên bảng kê và liệt kê các văn bản đi kèm trong mục Kèm theo.
- Chuyển sang tab Đính kèm chứng từ ⇒ Sau đó upload văn bản hợp đồng lao động, bảng lương đã khai trong tab Bảng kê hồ sơ.
- Bước 3: Hoàn thành kê khai tăng BHXH các thông tin yêu cầu trên ⇒ Nhấn nút Ghi để hệ thống cập nhật tờ khai.
- Bước 4: Cuối cùng tắm token của doanh nghiệp, ký số và nộp tờ khai lên BHXH.
- Khi tờ khai đã được chấp nhận, nhấn Kết xuất B.
- Kiểm tra lại danh sách các tờ khai đã có đầy đủ hay chưa để bổ sung kịp thời.
- Cắm USB Token hoặc lựa chọn phương án ký số từ xa, ký số tờ khai để hệ thống chuyển đến cổng điện tử của cơ quan BHXH.
2.2 Cách báo tăng BHXH trên phần mềm VNPT khi NLĐ đi làm lại sau khi nghỉ thai sản
Với trường hợp báo tăng BHXH trên VNPT cho người lao động nghỉ thai sản, nghỉ ốm đi làm lại bạn thao tác:
- Bước 1: Trước hết điền thông tin khai tăng BHXH trên tờ khai D02 LT-TK1 (tờ khai D02-TK1 TS) theo các bước ở trường hợp 1. Riêng tại Trường dữ liệu Phương án, bạn cần chọn đúng mã ON – Đi làm lại. NLĐ đi làm lại thì không cần nhập phụ lục TK1-TS.
- Bước 2: Điền thông tin trên tờ khai D01-TS như trường hợp 1. Riêng ở phần Tên văn bản, điền một trong các loại văn bản sau (tùy theo trường hợp báo tăng):
- Quyết định tiếp nhận lao động trở lại làm việc.
- Hoặc Bản sao giấy khai sinh của trẻ đối với NLĐ nữ nghỉ thai sản đi làm lại.
- Hoặc điền các nội dung khác (Giấy ra viện, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH… đối với NLĐ nghỉ ốm đi làm lại).
Sau khi điền tên văn bản hãy điền đủ số văn bản, ngày ban hành và ngày có hiệu lực.
- Bước 3: Người kê khai hoàn thành kê khai tăng BHXH các thông tin kể trên.
- Bước 4: Cắm token của doanh nghiệp, ký số và nộp tờ khai lên BHXH.
Đăng ký mạng 4G VinaPhone truy cập Internet thả ga
2.3 Khai báo tăng BHXH VNPT khi NLĐ xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên
Dưới đây là hướng dẫn khai báo tăng BHXH trên phần mềm VNPT cho người lao động xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên đi làm lại. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Thực hiện điền thông tin khai tăng BHXH trên tờ khai D02 LT-TK1 (tờ khai D02-TK1 TS). Các bước thực hiện tương tự ở trường hợp 2. Tại mục Phương án khai báo, người kê khai cần chọn đúng mã ON – Đi làm lại.
- Bước 2: Tiếp theo điền thông tin trên tờ khai D01-TS (tương tự như trường hợp 2). Riêng ở mục Tên văn bản hãy iền chính xác tên các giấy tờ cần thiết như Quyết định tiếp nhận trở lại làm việc…
- Bước 3: Người kê khai hoàn thành kê khai tăng BHXH các thông tin trên (tương tự như trường hợp 1).
- Bước 4: Cuối cùng cắm token của doanh nghiệp, ký số và nộp tờ khai lên BHXH như các bước ở trường hợp 1.
Gọi tổng đài VNPT BHXH khi báo tăng không thành công
Mong rằng mọi người đã nắm rõ hướng dẫn báo tăng BHXH trên phần mềm VNPT. Hãy xác định rõ trường hợp cần khai báo để thực hiện nhanh chóng, chính xác.