Báo giảm BHXH trên phần mềm VNPT là hình thức thực hiện trực tuyến đơn giản, tiện ích. Đây là 1 trong những nghiệp vụ quan trọng mà tổ chức/ doanh nghiệp/ hộ kinh doanh bắt buộc phải thực hiện khi có biến động giảm nhân sự. Tuỳ vào trường hợp mà thủ tục khai báo giảm BHXH sẽ khác nhau. Mọi thông tin chi tiết sẽ được vinaphone3g.com.vn cập nhật trong bài viết dưới đây.
Cách đăng ký 3G mạng VinaPhone giá rẻ nhất
Tổng đài chăm sóc khách hàng VinaPhone
Ứng dung lượng VinaPhone vào sim của bạn

Thủ Tục Báo Giảm Bhxh Vnpt Năm 2023
1. Báo giảm BHXH là gì? Báo giảm BHXH khi nào?
Báo giảm bảo hiểm xã hội là nghiệp vụ mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh (người sử dụng lao động) thường xuyên phải thực hiện khi có sự thay đổi về mặt nhân sự. Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, các doanh nghiệp cần báo giảm BHXH khi:
- Người lao động nghỉ việc chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày.
- Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
- Người lao động, đơn vị hoãn thực hiện hợp đồng.
- Doanh nghiệp được xét tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.
2. Hướng dẫn báo giảm BHXH trên phần mềm VNPT
Cách báo giảm BHXH trên phầm mềm VNPT được quy định thực hiện như sau:
Trường hợp 1: Báo giảm BHXH khi NLĐ nghỉ việc chấm dứt hợp đồng lao động
Chỉ với 3 bước thao tác bạn đã có thể báo giảm BHXH khi người lao động nghỉ việc chấm dứt hợp đồng lao động đã ký hết:
Bước 1: Trước hết bạn cần chọn thủ tục báo giảm
- Mở phần mềm Kê khai BHXH của VNPT và đăng nhập tài khoản.
- Tại giao diện chính của phần mềm chọn Lĩnh vực thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
- Tiếp đến chọn vào mục 600: Báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BNN.
- Hệ thống hiển thị Danh sách các đợt kê tờ 600 theo tháng. Chọn bộ hồ sơ có trạng thái ĐANG SOẠN THẢO ⇒ Bấm Mở đợt kê khai.
*** Trường hợp chưa có bộ hồ sơ nào đang soạn thảo thì nhấn Tạo đợt mới.
- Hệ thống sẽ hiển thị các mục: D02-LT báo giảm, TK1-TS phụ lục, D01-TS bảng kê hồ sơ, Chứng từ đính kèm.
- Chọn vào tờ khai chính D02-LT. Sau đó người kê khai sẽ trực tiếp chỉnh sửa thông tin vào các ô hiển thị.
Bước 2: Tiến hành báo giảm BHXH VNPT
Phần mềm VNPT BHXH lưu trữ và quản lý thông tin của toàn bộ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Nên khi thực hiện báo giảm, bạn chỉ cần tìm kiếm dựa trên danh sách nhân sự đã lưu và làm tờ khai thông qua thao tác điền thông tin vào các mục phân loại có sẵn.
- Chọn nhân sự đã lưu trong phần mềm.
- Trên giao diện bấm Chuột phải, chọn chức năng Chọn nhân sự để hiển thị danh sách nhân sự cần báo giảm.
- Tìm đến hàng có tên người lao động cần báo giảm, kích chuột vào ô tích trống ở cột đầu tiên ⇒ nhấn Lấy dữ liệu.
- Bạn có thể chọn nhiều nhân sự hoặc chọn theo phòng ban cần báo giảm.
- Với nhân sự chưa được lưu trên hệ thống, bấm Chuột phải để chọn dòng Thêm mới.
- Chọn loại khai báo, phương án kê khai và bổ sung những thông tin còn thiếu.
- Nhấn đúp chuột trái vào mục Phương án, tìm đến mục Giảm lao động.
- Tại Phương án khai báo, chọn mã GH – Giảm hẳn.
- Điền đầy đủ các thông tin còn lại ⇒ Nhấn nút Ghi trên cửa sổ khai báo để lưu dữ liệu và kết xuất tờ khai.
- Hệ thống sẽ thông báo Lưu dữ liệu thành công.
Bước 3: Cuối cùng kết xuất báo cáo
- Sau khi hệ thống hiển thị tờ khai cập nhật thành công, bạn chọn nút màu xanh lá Kết xuất, chọn ký số bằng USB Token hoặc ký số từ xa.
- Bấm nút Ký số. Hệ thống sẽ tự động ký số tờ khai bằng chữ ký số của doanh nghiệp.
- Chọn Gửi tờ khai. Sau đó phần mềm sẽ chuyển tiếp hồ sơ tới hệ thống xử lý điện tử của cơ quan bảo hiểm.
- Trường hợp bạn muốn lưu lại hồ sơ vừa gửi, nhấn Lưu lại bản sao hồ sơ đã gửi.
- Để xem lại các hồ sơ đã nộp, người dùng bấm Mở lịch sử giao dịch.
- Để lưu lại hồ sơ đã nộp với đầy đủ chữ ký số và mã vạch, người dùng chọn Kết xuất hồ sơ ⇒ Kết xuất báo cáo và chọn đúng thủ tục 600 vừa khai báo để xem được hồ sơ.
Đăng ký mạng 4G VinaPhone nhận dung lượng khủng
Trường hợp 2: Báo giảm BHXH VNPT khi NLĐ nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau trên 14 ngày
Đơn vị sử dụng lao động sẽ kê khai báo giảm với các trường hợp nghỉ thai sản, ốm đau trên 14 ngày để được hưởng các quyền lợi BHXH.
Bước 1: Chọn thủ tục báo giảm BHXH
Bước 2: Tiến hành báo giảm Bảo hiểm xã hội
- Chọn nhân sự đã lưu trong phần mềm và thực hiện báo giảm tương tự Trường hợp 1.
- Chọn loại khai báo, phương án kê khai và bổ sung những thông tin còn thiếu. Các bước thực hiện giống với Trường hợp 1. Riêng ở mục dữ liệu Phương án khai báo:
- Chọn mã TS – Thai sản: Với NLĐ nghỉ do hưởng thai sản.
- Chọn mã OF – Nghỉ do ốm đau/nghỉ không lương: Với NLĐ nghỉ do ốm trên 14 ngày.
Bước 3: Kết xuất báo cáo (Thực hiện tương tự Trường hợp 1 ở trên).
Trường hợp 3: Khai báo giảm BHXK khi NLĐ xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng
Bước 1: Chọn thủ tục báo giảm (Tương tự Trường hợp 1).
Bước 2: Thực hiện báo giảm
- Chọn nhân sự đã lưu trong phần mềm ⇒ Thực hiện như Trường hợp 1.
- Chọn loại khai báo, phương án kê khai và bổ sung những thông tin còn thiếu như Trường hợp 1. Riêng ở mục Phương án khai báo, chọn KL – Nghỉ không lương.
Bước 3: Cuối cùng kết xuất báo cáo như trường hợp 1.
Gọi tổng đài VNPT BHXH khi có thắc mắc
Trường hợp 4: Người lao động, đơn vị hoãn thực hiện hợp đồng
Hướng dẫn báo giảm BHXH trên phần mềm VNPT cho trường hợp này như sau:
Bước 1: Chọn thủ tục báo giảm (Thực hiện tương tự Trường hợp 1).
Bước 2: Thực hiện báo giảm BHXH trực tuyến
- Chọn nhân sự đã lưu trong phần mềm và thực hiện khai báo tương tự Trường hợp 1.
- Chọn loại khai báo, phương án kê khai và bổ sung những thông tin còn thiếu. Ở phần Phương án khai báo chọn mã:
- Mã GC – Giảm do chuyển tỉnh hoặc mã GD – Giảm do chuyển đơn vị: Với NLĐ được ủy quyền, được điều chuyển hoặc bổ nhiệm chức vụ để thực hiện trách nhiệm của đơn vị đối với phần vốn đã đầu tư vào một doanh nghiệp khác.
- Mã OF – Nghỉ không lương: Với NLĐ tạm hoãn hợp đồng lao động do thuộc các trường hợp: Bị tạm giữ, tạm giam; chấp hành nghĩa vụ quân sự; bị đưa vào cơ sở giáo dưỡng, trại cai nghiện; LĐN mang thai nếu tiếp tục làm việc sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi (có văn bản xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền).
Bước 3: Kết xuất báo cáo giống Trường hợp 1.
Trường hợp 5: Doanh nghiệp được xét tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất
Hướng dẫn báo giảm BHXH trên phần mềm VNPT cho trường hợp doanh nghiệp được xét tạm dừng đóng vào quỹ HTTT:
Bước 1: Chọn thủ tục báo giảm tương tự Trường hợp 1.
Bước 2: Thực hiện báo giảm
- Chọn nhân sự đã lưu trong phần mềm và thực hiện tương tự Trường hợp 1.
- Chọn loại khai báo, phương án kê khai và bổ sung những thông tin còn thiếu như TH1. Riêng tại mục Phương án khai báo chọn mã GV – Giảm quỹ HTTT.
Bước 3: Kết xuất báo cáo tương tự Trường hợp 1.
3. Lưu ý khi khai báo giảm BHXH trên phần mềm VNPT
- Khi báo giảm BHXH trên phần mềm VNPT người dùng cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ quy định sau:
- Hồ sơ của người lao động:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Đối với NLĐ được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (thân nhân của người có công với cách mạng, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ…): bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 của BHXH.
- Hồ sơ của NLĐ được cử đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã ký với đơn vị:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài, hoặc hợp đồng lao động được gia hạn (kèm văn bản gia hạn hợp đồng), hoặc hợp đồng lao động được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
- Hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
- Hồ sơ của người lao động:
- Khi thực hiện nghiệp vụ báo giảm BHXH, đơn vị sử dụng lao động cần lưu ý:
- Thời điểm tốt nhất để báo giảm cho tháng sau là từ ngày 28 của tháng trước.
- Trường hợp báo giảm BHXH sau ngày cuối cùng của tháng trước, đơn vị sẽ không kịp lập danh sách báo giảm và vẫn phải đóng BHXH và đóng bổ sung giá trị thẻ BHYT vào tháng kế tiếp.
Cách báo giảm BHXH trên phần mềm VNPT thật đơn giản đúng không nào? Hãy xem xét trường hợp báo giảm cụ thể để thực hiện theo đúng hướng dẫn nhé!
