Thông thường, khi WiFi VNPT không lên mạng được thì người dùng sẽ có xu hướng tắt và bật lại. Nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà đã gây ra lỗi reset modem VNPT xong không vào được mạng. Có thể là do các bạn đã reset sai cách hoặc là thông số WiFi VNPT bị thay đổi,….
Điều này đã khiến cho không ít người dùng cảm thấy khó chịu khi việc truy cập mạng bị gián đoạn, phải loay hoay gọi cho nhân viên đến sửa. Nhưng thực tế là người dùng hoàn toàn có thể tự khắc phục tại nhà. Và dưới đây là hướng dẫn chi tiết, giúp ai cũng có thể thực hiện được !
Đăng ký 3G VinaPhone giá rẻ nhất
Các gói cước 5G VinaPhone hấp dẫn
Tra cứu khuyến mãi VinaPhone cho sim của bạn
1. Reset modem WiFi VNPT là gì?
Đầu tiên, chúng ta cần phải biết rõ khái niệm reset modem WiFi VNPT là gì? Đây là một thao tác để cho modem WiFi VNPT quay trở lại cài đặt gốc hay nói cách khác là quay lại cấu hình ban đầu của nhà sản xuất. Trong quá trình sử dụng, có nhiều nguyên nhân khác nhau mà người dùng sẽ reset modem WiFi. Như là gặp sự cố về mạng, muốn đặt lại mật khẩu, modem bị lỗi hoặc muốn chuyển modem sang cho người khác sử dụng,…
Hiện nay, có 2 cách để mọi người reset modem WiFi VNPT. Đầu tiên là reset bằng nút cứng ngay trên modem (Khác với reset WiFi). Thứ hai là reset trên trang cấu hình của modem.
2. Tại sao reset modem VNPT xong không vào được mạng?
Và nhiều người dùng sau khi thao tác reset modem WiFi VNPT lại không thể vào mạng được nữa? Thì người dùng cần phải biết chính xác nguyên nhân là do đâu thì mới tìm được cách khắc phục tương ứng:
2.1. Người dùng đã reset sai cách
Đây là một trong những nguyên nhân mà phần lớn người dùng WiFi gặp phải. Quy trình reset modem WiFi VNPT đúng là nhấn nút cứng và đăng nhập lại địa chỉ IP.
Tuy nhiên, lại có nhiều người không biết mà đã rút dây cáp và gắn lại hay là nhấn nút reset quá nhiều lần,…. Cách làm này đã vô tình làm cho modem WiFi bị hư hỏng, nên việc kết nối Internet cũng bị thất bại.
2.2. Thông số trên modem WiFi bị thay đổi
Có thể các bạn chưa biết, thông số trên WiFi hay còn gọi là địa chỉ IP trên modem WiFi rất quan trọng. Nó có tác dụng giúp các thiết bị điện tử nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính. Vậy nên, trên mỗi thiết bị, sẽ có một địa chỉ IP riêng.
Và trong quá trình thực hiện, có thể vì các bạn đã reset quá nhiều lần, khiến cho thông số này bị thay đổi. Khi đăng nhập lại, vì không nhập đúng khiến cho WiFi không thể dùng được.
3. Sửa lỗi sau khi reset modem WiFi không vào được mạng VNPT
Khi đã biết được những lý do mà mình có thể đã gặp phải thì hãy khắc phục theo 1 trong những hướng dẫn dưới đây:
3.1. Kiểm tra lại Modem
Khi các bạn không thể kết nối được Internet thì hãy kiểm tra modem WiFi VNPT có bị hư hỏng hay gặp vấn đề gì không. Vì có thể trong quá trình reset, người dùng đã vô tình làm đứt dây, lắp sai dây,….Nếu như có sự cố thì chỉ còn cách là liên hệ đến nhân viên VNPT để được đổi dây/ đổi Modem.
Để liên hệ nhân viên WiFi VNPT, các bạn hãy nhấc máy lên và gọi đến 1800 1166 (Miễn phí). Sau khi tiếp nhận yêu cầu, tổng đài viên sẽ sắp xếp nhân viên đến giải quyết cho các bạn. Đây là tổng đài hỗ trợ 24/7 nên hãy yên tâm gọi đến khi có nhu cầu nhé!
3.2. Tiến hành đăng nhập lại IP Modem
Còn trong trường hợp thông số IP đã bị thay đổi thì bắt buộc người dùng phải tiến hành đăng nhập lại. Chi tiết cách thực hiện như sau:
3.2.1. Xem địa chỉ IP
Khi đã không thể kết nối WiFi thì người dùng phải xem địa chỉ IP trên máy tính:
- Bước 1: Cắm dây mạng trực tiếp vào máy tính của các bạn.
- Bước 2: Chọn vào biểu tượng hình ô vuông như hình (Đối với máy bàn) hoặc nhấn vào cột sóng WiFi (Đối với laptop) ⇒ Open Network anh Sharing Center.
- Bước 3: Tiếp đến, chọn Local Area Conection.
- Bước 4: Sau khi cửa sổ hiện ra thì chọn Detail. IP Modem WiFi của bạn sẽ nằm ở dòng IPv4 Default Gateway.
3.2.2. Đăng nhập lại IP trên Modem WiFi VNPT
Sau khi đã biết địa chỉ IP của Modem WiFi VNPT thì tiếp đến, các bạn đăng nhập theo các bước:
- Bước 1: Mở trình duyệt Web và nhập địa chỉ IP mình vừa xem được vào thanh tìm kiếm. Tiếp theo là nhập user và password ( Thông thường thông tin này có ngay mặt sau của Moderm nếu không có cần gọi tổng đài Vina để được cung cấp)
- Bước 2: Sau khi đăng nhập vào thì làm theo các bước như hình.
- Bước 3: Tại đây, ở 2 mục PPP Username và PPP Password thì các bạn cần liên hệ tổng đài 1800 1166 để được cấp lại. Sau đó thì phải điền vào thật chính xác.
- Bước 4: Cuối cùng, nhấn Apply/Save là xong. Việc cần làm lúc này là khởi động lại WiFi và sử dụng bình thường.
4. Gợi ý một số gói cước 4G VinaPhone sử dụng khi mất mạng
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng mạng của người dùng khi bị mất WiFi, nhà mạng cũng đã triển khai nhiều gói cước 4G sim Vina. Đặc biệt là ưu đãi data cực khủng mà chi phí thì lại vô cùng “hạt dẻ”. Vậy nên, nếu đang gặp vấn đề về WiFi thì hãy đăng ký 1 trong các gói được giới thiệu dưới đây nhé!
Tên gói cước | Cú pháp/ Ưu đãi | Đăng ký nhanh |
VD90 (90.000đ/30 ngày) | MO VD90 gửi 1543 | Đăng ký |
| ||
YOLO100M (100K/30 ngày) | MO 1YOLO100M gửi 1543 | Đăng ký |
| ||
(100.000đ/ 30 ngày) | MO VD100Y gửi 1543 | Đăng ký |
| ||
D159V (159.000đ/ 30 ngày) | MO D159V gửi 1543 | Đăng ký |
| ||
D169G (169.000đ/ 30 ngày) | MO D169G gửi 1543 | Đăng ký |
| ||
3D159V (477.000đ/90 ngày) | MO 3D159V gửi 1543 | Đăng ký |
| ||
6BIG120 (600.000đ/180 ngày) | MO 6BIG120 gửi 1543 | Đăng ký |
2GB/ngày → 360GB/180 ngày |
Các gói cước 3G VinaPhone dành cho mọi thuê bao
Toàn bộ cách khắc phục sau khi reset modem WiFi không vào được mạng VNPT trên đây hi vọng đã giúp bạn nắm rõ và thực hiện thoát lỗi thành công! Chúc mọi người có cho mình những trải nghiệm thật thú vị!